5 CÔNG DỤNG THẦN KÌ CỦA CÂY CÀ GAI LEO – CHỈ CẦN MỘT LY TRÀ CÀ GAI LEO MỖI NGÀY CHO LÁ GAN KHỎE MẠNH
Lá gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, 1 bộ phận đóng vai trò sống còn trong việc duy trì sức khỏe, nhưng lại thường xuyên bị “bỏ quên”? Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, hoặc chỉ đơn giản là muốn bảo vệ sức khỏe lá gan trước các tác nhân độc hại từ môi trường và thực phẩm, thì cà gai leo chính là giải pháp tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua.
Mục lục
- 5 CÔNG DỤNG THẦN KÌ CỦA CÂY CÀ GAI LEO – CHỈ CẦN MỘT LY TRÀ CÀ GAI LEO MỖI NGÀY CHO LÁ GAN KHỎE MẠNH 🌿
Cà gai leo là gì? Có thể nhiều người chưa biết hoặc chưa từng thấy
Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ngoài ra cây còn được trồng ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).
Cà gai leo thuộc loài cây nhỡ leo, chia nhiều cành, có chiều dài từ 60 – 100 cm. Lá cây màu xanh, mọc so le, hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.
Cây cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.
Đây là loài cây được xem là cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.

5 vấn đề phổ biến về gan mà nhiều người Việt Nam đang gặp phải
-
Men gan cao
Đây là dấu hiệu cảnh báo gan của chúng ta đang bị tổn thương, dẫn đến mệt mỏi, đau hạ sườn, và nguy cơ cao bị xơ gan, ung thư gan.
-
Gan nhiễm mỡ
Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thói quen uống rượu bia thường xuyên khiến gan bị tích tụ mỡ, làm suy giảm chức năng hoạt động.
-
Viêm gan do virus
Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, không chỉ làm suy giảm sức khỏe gan mà còn có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hơn nếu không được điều trị kịp thời.
-
Tác động của rượu bia và thuốc tây
Việc sử dụng rượu bia và thuốc tây trong thời gian dài gây ảnh hưởng lớn cho gan, làm suy giảm khả năng giải độc.
-
Tích tụ độc tố trong gan
Ngày nay, do môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại tích tụ lâu ngày sẽ làm gan “quá tải,” gây ra mụn nhọt, dị ứng, và suy giảm sức khỏe toàn diện.
Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng cho thấy: Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
– Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
– Dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh Cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả. Cà gai leo giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.
Cà gai leo có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe
- Phòng ngừa và điều trị những bệnh lý về gan: Glycoancaloit có trong cà gai leo có thể đào thải được các độc tố ở trong gan và giúp các chức năng gan hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, các mầm mống virus gây bệnh cũng sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả.
- Chống oxy hóa: Thường xuyên uống nước cà gai leo cũng sẽ giúp ngăn chặn được quá trình oxy hóa, giúp làn da luôn được trắng sáng, khỏe mạnh. Phụ nữ ngoài 30 tuổi nên cân nhắc sử dụng cà gai leo để cải thiện được những dấu hiệu lão hóa của làn da và hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh điển hình như: bốc hỏa, bị đổ mồ hôi, bị rụng tóc,…
- Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư: Khá nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, Glycoalcaloid có thể làm chậm lại sự phát triển của những khối u. Nhờ vậy, sự xâm lấn của những khối u cùng với những tế bào ung thư tới các bộ phận khác trong cơ thể sẽ được giảm đi đáng kể.
- Bên cạnh đó, cà gai leo cũng được kiểm chứng với nhiều công dụng nổi bật khác như: có thể giải rượu, điều trị vết rắn cắn, chữa bệnh tê thấp, điều trị chứng đau nhức gân khớp,…
💡 5 lợi ích tuyệt vời khi sử dụng cà gai leo
🌿 An toàn, tự nhiên, không tác dụng phụ:
Khác với các loại thuốc tây dễ gây nóng gan hoặc ảnh hưởng đến dạ dày, cà gai leo hoàn toàn tự nhiên, phù hợp với mọi đối tượng.
🌿 Hiệu quả được khoa học chứng minh:
Hàng loạt nghiên cứu tại Việt Nam ta và trên thế giới đã khẳng định công dụng vượt trội của cà gai leo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
🌿 Tiết kiệm chi phí, dễ sử dụng:
Chỉ với 5-20g cà gai leo, bạn đã có thể sử dụng làm trà uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.
🌿 Đa dạng công dụng cho sức khỏe toàn diện:
Không chỉ tốt cho gan, cà gai leo còn giúp giảm đau nhức xương khớp, tăng cường miễn dịch, và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
🌿 Được nhiều chuyên gia khuyên dùng:
Nhiều bác sĩ đông y và chuyên gia sức khỏe đã khuyến khích sử dụng cà gai leo như một giải pháp an toàn, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe gan.
Cách sử dụng cà gai leo hiệu quả
Trước khi nấu thuốc, cần rửa sạch Cà Gai Leo rồi để ráo nước.
✪ Liều dùng như sau:
- Dùng cho người bệnh thì 100g Cà Gai Leo khô mỗi ngày
- Dùng để giải nhiệt và phòng bệnh thì chỉ cần 30 – 50g là đủ.
✪ Cách sắc:
- Nấu với 2 lít nước, để thuốc sắc xuống còn 1 lít chia thành nhiều lần uống.
- Có thể nấu tiếp lần nữa với 1 lít nước, sắc còn 0,5 lít.
- Nước này nên uống hết trong ngày.
Thực trạng sử dụng dược liệu trên thế giới
Việc sử dụng dược liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số các nước đang phát triển sử dụng các loại dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở các nước phát triển, mặc dù y học hiện đại đóng vai trò chủ đạo nhưng tỷ lệ sử dụng dược liệu vẫn dao động từ 40-50%.
Tại Mỹ, một trong những thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới, thuốc từ dược liệu đang ngày càng được ưa chuộng. Một nghiên cứu cho thấy gần 1/3 người trưởng thành tại đây sử dụng ít nhất một loại dược liệu trong đời. Doanh số bán các sản phẩm thảo dược tại Mỹ đã tăng 7,7% trong năm 2016, đạt 7,5 tỷ USD. Châu Âu cũng là một thị trường tiêu thụ dược liệu và thực phẩm chức năng lớn với doanh thu đạt 7,2 tỷ euro vào năm 2020.
Như vậy, với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn có thể thấy được rằng, cà gai leo có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cùng cần lưu ý đến vấn đề những ai không nên uống và cần tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy được công dụng tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, công dụng nổi bật, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Vậy những ai không nên uống cà gai leo? Dưới đây là những trường hợp không nên sử dụng cà gai leo mà bạn cần nắm rõ
https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-ai-khong-nen-uong-ca-gai-leo-va-cach-dung-ca-gai-leo-s51-n32955
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết này, chúc bạn có một sức khỏe tốt nhất để hướng tới tuổi thọ dài hơn.
Nếu cơ thể bạn đang ngày càng mệt mỏi và thiếu sức sống, hãy đọc thêm các bài viết của chúng tôi để có thể chủ động cải thiện sức khỏe của bản thân bằng các biện pháp lành mạnh bền vững.